Bánh phu thê 'độc nhất vô nhị' tuổi đời hơn 100 năm chỉ có ở Cồn Sơn
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025) T.Ư Đoàn tổ chức Chương trình giao lưu tiếp lửa truyền thống với chủ đề "Đảng là lẽ sống của tôi" tại đình Tân Trào (H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cùng các chuyên gia, nhân chứng lịch sử và đoàn viên, thanh niên. Chương trình còn được kết nối tới các điểm cầu tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM.Tại điểm cầu Nghệ An, các bạn trẻ đã được nghe cuộc trò chuyện với chị Phạm Thị Oanh, một hướng dẫn viên đã có 15 năm công tác tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Làng Sen, H.Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.Chị Oanh xúc động kể lại hành trình nhiều năm gắn bó, truyền tải tới du khách những câu chuyện vô cùng xúc động về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ. Theo chị Oanh, điều để lại ấn tượng nhất với chị là khi kể về câu chuyện những người thân của Bác mất, nhưng Bác cũng không thể về chịu tang và đã hy sinh việc nhà, để thực hiện "ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để rồi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước đấu tranh giành được độc lập.Tại đình Tân Trào cũng diễn ra cuộc giao lưu ấn tượng với các nhân vật đặc biệt. Đó là cụ Hoàng Ngọc (89 tuổi), nhân chứng sống cuối cùng tại Tân Trào từng được gặp Bác Hồ và chứng kiến khí thế hào hùng của những ngày tổng khởi nghĩa.Cụ Ngọc cũng là một trong những thành viên của Đội Nhi đồng cứu quốc được chính Bác Hồ lựa chọn và giao nhiệm vụ khi tới Tân Trào. Cụ kể về kỷ niệm gặp Bác Hồ khi Người về nước. Lúc đó mới 8 - 9 tuổi nhưng cụ vẫn nhớ như in những sự kiện trọng đại diễn ra tại Tân Trào và những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhắn gửi tới thế hệ trẻ, cụ Ngọc cho biết, cả cuộc đời của mình đã gắn bó với Đảng và luôn tin tưởng có cách mạng sẽ có tất cả. "Ngày nay thanh niên cần phải học lịch sử, dù xã hội có tiên tiến như thế nào, tuổi trẻ cũng phải học và hiểu sự hy sinh của cha ông để đất nước được độc lập, thống nhất. Đồng thời, tuổi trẻ phải không ngừng học tập nắm vững khoa học kỹ thuật, để bảo để vệ đất nước, bảo vệ nhân dân" cụ Ngọc nhắn gửi.Tại chương trình, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư) đã ôn lại lịch sử thành lập Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng suốt 95 năm qua. Ông Thông nhắn gửi thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ ngày 3.2, bởi đó là ngày thành lập Đảng và những thành tựu mà Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Chia sẻ tại chương trình, bạn Chu Hoa Bảo Trâm (sinh viên năm 2 chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương) cho biết được may mắn lớn lên trong hòa bình và trưởng thành nhờ tham gia công tác Đoàn, Đội. "18 tuổi tôi được kết nạp Đảng, là vinh dự lớn lao của bản thân và luôn nhắc nhở mình không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân để lan tỏa hành động đẹp tới các bạn trẻ", Trâm chia sẻ. Theo Trâm, ngày nay các bạn trẻ có màu sắc cá nhân riêng, nhưng đều có mong muốn được trau dồi bản thân, để vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn vậy, tuổi trẻ cần gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, hiểu về lịch sử và cuộc kháng chiến của dân tộc. Đây là chìa khóa để tuổi trẻ tự tin bước vào kỷ nguyên mới."Các bạn phát huy bản sắc của mình nhưng cần theo định hướng chung của Đảng, để trở thành lực lượng mới đưa đất nước tiến lên. Là thế hệ trẻ lớn lên trong thời bình, mình luôn cảm thấy biết ơn và vô cùng tự hào vì có Đảng lãnh đạo. Mình luôn cố gắng phấn đấu, trau dồi để trở thành người vừa hồng vừa chuyên như Bác Hồ từng mong muốn", Trâm bày tỏ.Từ phục vụ bàn đến tay cơ tạo lịch sử cho Việt Nam
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Dàn sao Việt quy tụ, khuấy động đại nhạc hội Let's Charm Fest dịp lễ 2.9
Vết da đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cháy nắng, dị ứng, nổi đề đay hay vẩy nến. Do đó, dấu hiệu này nếu liên quan đến ung thư sẽ dễ bị phớt lờ vì nhiều người không nghĩ đó là vấn đề lớn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu đã loại trừ hết các nguyên nhân thường gặp, đồng thời tình trạng da đỏ vẫn không khỏi dù đã làm mọi cách thì người bệnh cần sớm đi khám. Tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) cho biết ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới.Ung thư da có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ra ngoài là vết da đỏ thì đó là ung thư biểu mô tế bào vảy. Bị ung thư này thì da không chỉ đỏ mà còn có cảm giác thô ráp khi chạm vào, đôi khi đóng vảy. Nguyên nhân của loại ung thư này thường là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.Ngoài ra, phản ứng viêm do tế bào ung thư gây ra cũng khiến da đỏ. Chẳng hạn, ung thư xương sẽ gây đau ở vùng có khối u, đồng thời làm da ở vị trí này bị viêm đỏ. Nếu không chú ý đến dấu hiệu đau nhức xương và da đỏ thì khối u xương sẽ ngày càng phát triển lớn hơn. Trong các loại ung thư xương thì u xương là loại phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.Các chuyên gia cảnh báo da biến đổi sang màu đỏ, tím, nâu hay bất kỳ màu nào thì cũng không được chủ quan. Ngay cả các dấu hiệu này không phải là ung thư hay bệnh nghiêm trọng nhưng cũng là lời cảnh báo bất ổn sức khỏe.Trong những trường hợp mà sự thay đổi màu sắc ở một vị trí trên da xuất hiện không rõ nguyên nhân, từ trước giờ chưa bao giờ gặp thì cần đi khám ngay. Người mắc không nên tự trấn an là vết da đổi màu bất thường đó sẽ biến mất. Trong một số trường hợp, việc trì hoãn điều trị sẽ khiến bệnh tình thêm nặng, theo Healthline (Mỹ).
Sáng 12.2, ghi nhận của PV Thanh Niên, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa (TP.Huế) đang gấp rút sửa chữa các điểm bị hư hỏng trên cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ sông Hương (Q.Thuận Hóa).Cụ thể, nhiều thanh gỗ lát mặt cầu đã bị hư hỏng, mục nát được các nhân viên sửa chữa, thay mới. Điểm hư hại nhiều nhất là từ khu vực gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND TP.Huế.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, đã có 52 thanh gỗ lim bị hư hại do thời tiết. Gỗ lim được mệnh danh là loại gỗ quý, có khả năng chịu nước khá tốt nhờ đặc tính tự nhiên, tuy nhiên vẫn cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt. Trải qua 7 năm vận hành, cây cầu này nhiều lần bị nước lũ nhấn chìm, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh gỗ của cây cầu bị mục nát.Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2018, với tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, cầu đi bộ bằng gỗ lim này có chiều dài 400 m, rộng 4 m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi.Ngoài phục vụ các hoạt động cộng đồng ngoài trời như đi bộ, ngắm cảnh, hoạt động nghệ thuật ngoài trời, cây cầu còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nhiều năm qua.Đứng từ cầu gỗ lim du khách có thể ngắm được sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền và Kỳ đài trong Đại nội Huế... "Từ khi có cây cầu này tôi thường ra đây mỗi buổi chiều để đi bộ, ngắm cảnh, cây cầu rất đẹp và thơ mộng. Tôi nghĩ, gỗ lim dù có chắc đến mấy nhưng qua nhiều lần bị lũ nhấn chìm thì cũng phải hư hại đôi chút. Hy vọng đơn vị thi công sớm khắc phục để trả vẻ đẹp vốn có của cây cầu này", anh Lê Phan Bảo (30 tuổi, người dân Q.Thuận Hóa, TP.Huế) nói.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết việc khắc phục các thanh gỗ bị mục dự kiến sẽ hoàn thành trong hôm nay 12.2.
Đỗ Duy Mạnh ở lại đội Hà Nội đến hết năm 2027 với phí lót tay khủng
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".